• Cụm công nghiệp tập trung, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
  • Email: doanlonggiang.jsc@gmail.com
  • Hotline: 0903.432.377 - 0903.469.727

Nhà Gỗ Truyền Thống

Nhà Gỗ Truyền Thống – Nét Đẹp Trong Văn Hóa Của Người Việt

Nhà gỗ truyền thống là một loại kiến trúc đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, và hiện nay vẫn đang được nhiều gia đình ưa chuộng. Khác với kiểu nhà xây, nhà gỗ đã xuất hiện hàng nghìn năm trước, từ thời kỳ dựng nước. Các ngôi nhà gỗ cổ truyền có thiết kế đơn giản nhưng chứa đựng những chi tiết chạm khắc, nét vẽ tinh tế, mang ý nghĩa sâu sắc về di sản văn hóa. Tham khảo bài viết sau của Đoàn Long Giang để tìm hiểu thông tin về nhà gỗ truyền thống nhé!

Nét đặc trưng của nhà gỗ truyền thống

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam, có ba đặc điểm độc đáo giúp phân biệt với kiến trúc nhà gỗ cổ phương Đông

Nhà gỗ truyền thống có những nét đặc trưng gì

Nhà gỗ truyền thống có những nét đặc trưng gì

  • Mái nhà thẳng và dốc
  • Sử dụng bảy, kẻ đỡ mái hiên
  • Cột mạnh, phình ở phần giữa thân dưới

So sánh với kiến trúc nhà gỗ cổ Trung Quốc, có những khác biệt nổi bật:

  • Mái võng cong xuống
  • Sử dụng hệ đấu-củng (còn được gọi là “con sơn chồng đấu” hoặc “chồng đấu tiếp rui”) để đỡ mái hiên
  • Cột mảnh, tròn đều

Đặc điểm nổi bật của nhà gỗ truyền thống

Nhà gỗ truyền thống sở hữu nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp riêng biệt mà không phải kiến trúc nào cũng có được.

Mái nhà

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam, tại các ngôi chùa như Dận, Bắc Ninh, Hộ, hay tòa nhà hai mái lộ hồi như chùa Keo, Thái Bình, chúng ta thấy tàu đao uốn cong ở góc mái, cùng với con náp và hàng gạch hoa chanh dọc bờ guột.

Điểm nổi bật của nhà gỗ truyền thống

Điểm nổi bật của nhà gỗ truyền thống

Triền mái của kiến trúc nhà gỗ truyền thống Việt Nam được thiết kế thẳng, không cong, nhưng lại nổi lên ở góc mái, tạo nên vẻ thanh thoát, lấy cảm hứng từ hình dáng của mũi thuyền, biểu tượng của văn hóa sông nước. Mái thường chiếm đến 2/3 chiều cao của mặt đứng công trình, đặc biệt đối với mái đình. Góc mái có dáng uốn ngược, thường được gọi là “tàu đao” hoặc đao quật.

So sánh với kiến trúc nhà gỗ Trung Hoa hoặc Nhật Bản, mặc dù cũng có mái cong nhẹ, tuy nhiên thân mái lại hướng xuống, dốc nhiều ở đỉnh và dần mở rộng khi xuống đáy mái.

Trong khi ngói lợp mái của nhà gỗ truyền thống Việt Nam sử dụng ngói mũi hài hay còn gọi là ngói vảy rồng thì ngói lợp kiểu Trung Hoa thường dùng ngói âm dương hoặc ngói ống.

Đỡ mái hiên thường được thực hiện bằng kẻ hoặc bảy, trong đó một thanh chéo đỡ mái hiên được kéo ra bằng nguyên tắc đòn bẩy- một biểu tượng kiến trúc độc đáo.

Cột

Cột nhà là phần đỡ chính của công trình, đóng vai trò đỡ toàn bộ khối lượng của nhà gỗ. Các cột thường được thiết kế to, tròn, và phình ở phần giữa. Tiết diện thường là hình tròn, có thể sử dụng cột vuông tùy trường hợp.

Tìm hiểu cấu kiện của nhà gỗ truyền thống

Tìm hiểu cấu kiện của nhà gỗ truyền thống

Cột không được chôn xuống nền mà được đặt lên các đế chân để chống trọng lượng. Sức nặng của công trình trải dài lên cột, giúp duy trì sự ổn định và vững chắc.

Kiến trúc nhà gỗ truyền thống Việt Nam thường xây dựng theo nguyên tắc các vì nhà, sau đó những vì này được nối với nhau bằng các xà ngang và xà ngưỡng để tạo thành một hình hộp. Kết thúc là lợp mái và xây tường nhà. Mỗi “vì nhà” là một đơn vị cơ bản về kích thước của ngôi nhà, và hai “vì” liền nhau được gọi là “gian”. Việc sắp xếp “vì nhà” tạo nên đặc trưng cho kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam, thể hiện phong cách và địa phương cũng như sự trung thành với truyền thống kiến trúc gỗ của Việt Nam.

Chạm khắc

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam, chạm trổ chiếm vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện tinh thần và giá trị của công trình. Khác với kiến trúc Trung Hoa ưa chuộng sự phức tạp và sặc sỡ trong hình vẽ và màu sắc, kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam thường giữ lại màu tự nhiên của gỗ hoặc sơn màu nâu đậm để tạo nên vẻ đẹp mộc mạc và đẳng cấp. Chạm trổ thường được ưu tiên để thể hiện sự tinh tế và cầu kỳ trong từng chi tiết của công trình.

Thước tầm

Trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống, tất cả kích thước tính của công trình đều dựa vào thước tầm. Một cây thước được tính theo kích thước cơ thể của gia chủ. Đây chính là một nét độc đáo bởi theo phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor trong kiến trúc cổ Việt nam cùng như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo nên vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỷ lệ chiều cao mái với chân cột.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về nhà gỗ truyền thống

Tìm hiểu thông tin chi tiết về nhà gỗ truyền thống

Kiến trúc

Kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam có hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc, hoặc theo hình thức bốn mái với hai mái phụ hai đầu hồi, gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà chứa một hàng cột quân, có thể có thêm hàng cột hiên, được xếp vuông góc với các hàng cột trong các gian chính. Ngoài ra còn có thể sử dụng hình thức tám mái chồng diêm tùy theo thiết kế.

Một số những cấu kiện khác của nhà gỗ truyền thống

Bên cạnh những yếu tố trên thì nhà gỗ còn có những cấu kiện khác như: cột cái, cột quân, xà, kẻ ngồi, kẻ hiên, bảy, con rường, con lợn, rường cụt,…

Đoàn Long Giang – Đơn vị thi công, thiết kế nhà gỗ truyền thống chuyên nghiệp

Bạn đang ấp ủ ước mơ về một ngôi nhà truyền thống đẹp và đang loay hoay tìm một đơn vị có thể giúp bạn thực hiện hóa ước mơ. Hãy liên hệ với Đoàn Long Giang, chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón và nâng niu những mong muốn và chắp cánh cho sự sáng tạo giúp hiện thực hóa ước mơ về một ngôi nhà đẹp trao gửi cho khách hàng.

Đoàn Long Giang là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công các công trình kiến trúc gỗ như:

  • Nhà từ đường
  • Nhà gỗ truyền thống
  • Nhà sàn gỗ
  • Nhà gỗ hiện đại,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sở hữu một thiết kế nhà gỗ truyền thống hoàn hảo nhất. Và đừng quên liên hệ với Đoàn Long Giang để nhanh chóng sở hữu một căn nhà gỗ cho riêng mình nhé!

Thông tin chi tiết liên hệ:

  • Công ty Cổ phần Đoàn Long Giang
  • Địa chỉ: Cụm công nghiệp tập trung, Thị trấn Cổ Lễ, Huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
  • Hotline: 0903.432.377 (Mr. Giang) – 0903.469.727 (Mr. Du)
  • Email: doanlonggiang.jsc@gmail.com

DỊCH VỤ KHÁC